Danh mục
  

 Liên hệ web
  
 Thông báo

THÔNG BÁO VỀ VIỆC NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP CÁC NĂM HỌC

Thông báo tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đạo tạo năm 2023

 Văn bản số 1728/TB-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2023

 Bảng tổng hợp chỉ tiêu tuyển dụng

THÔNG BÁO THỜI GIAN TỰU TRƯỜNG NĂM HỌC 2023-2024

Tất cả học sinh có mặt tại trường vào lúc 7h00 ngày 28/8/2023 (Thứ Hai) để tổ chức biên chế lớp học và chuẩn bị cho Lễ khai giảng năm học mới 2023-2024.

Hiệu trưởng

  
KHAI MẠC HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI NĂM 2019

 

Nước Việt Nam chúng ta, từ thuở xa xưa, cha ông ta vẫn luôn coi trọng đạo học, coi đó là nền tảng cho mọi thành công. Truyền thống quý báu đó đã được hình thành, hun đúc và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, tự học và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng và xuyên suốt. Người đã từng nói: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi”.

 

PHÁT BIỂU KHAI MẠC HƯỞNG ỨNG TUẦN LỄ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI NĂM 2019

Kính thưa: Quí vị đại biểu, cán bộ, viên chức và toàn thể các em học sinh thân mến.

Nước Việt Nam chúng ta, từ thuở xa xưa, cha ông ta vẫn luôn coi trọng đạo học, coi đó là nền tảng cho mọi thành công. Truyền thống quý báu đó đã được hình thành, hun đúc và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, tự học và học tập suốt đời là một luận điểm quan trọng và xuyên suốt. Người đã từng nói: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi”.

          Bác Hồ kính yêu của chúng ta là tấm gương sáng điển hình về tinh thần tự học. Người đã từng vừa lao động để kiếm sống, vừa tự học. Chính vì vậy, Người đã biết và sử dụng thông thạo nhiều ngoại ngữ mà không qua một con đường đào tạo chính quy nào cả là nhờ có con đường tự học đó mà Bác đã chèo lái, dẫn dắt con thuyền cách mạng của dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn gian khổ đến bến bờ độc lập tự do.

          Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, Ðảng ta đã xác định rõ: "Giáo dục và Ðào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu". Sự nghiệp giáo dục đã phát triển mạnh mẽ, ý thức học tập suốt đời đã dần thấm sâu vào từng dòng họ, từng gia đình, mọi tầng lớp nhân dân.

          Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, tri thức của con người phát triển rất nhanh và cũng nhanh bị thay đổi. Kho tàng kiến thức của nhân loại ngày một phong phú và rộng lớn, một số tri thức cũng nhanh bị lạc hậu và đào thải theo thời gian. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ là sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông làm cho con người có điều kiện hòa nhập vào cộng đồng quốc tế. Điều kiện tiên quyết để một quốc gia có thể hội nhập với thế giới có lẽ phải bắt đầu từ giáo dục.

         Chính vì thế mong muốn trang bị cho người học đầy đủ kiến thức cơ bản của nhân loại trong chương trình giáo dục là rất cần thiết, bởi vì:

- Khối lượng kiến thức của loài người rất phong phú và thay đổi rất nhanh, liên tục.

- Người học có thể tìm kiếm và ghi nhận được kiến thức không chỉ ở nhà trường mà từ xã hội thông qua phương tiện truyền thông với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và máy tính cá nhân…

         - Mục tiêu và tinh thần đổi mới giáo dục là chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động.

          Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Giáo dục và Đào tạo vừa là quyền cơ bản của con người, vừa là chìa khóa của sự phát triển bền vững, hòa bình, ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Học tập là một nhu cầu cấp bách đối với mỗi cá nhân để có thể thích nghi với những thay đổi nhanh chóng và khẳng định giá trị nhân văn trong một thế giới toàn cầu hóa. Mục tiêu và cũng là giải pháp mang tính thời đại của mọi nền giáo dục trên thế giới là xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân. Với phương châm: “Học để biết, Học để làm, Học để cùng chung sống và Học để làm người”.

          Vì vậy, để góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" thì phải tiếp tục phát triển giáo dục. Ðiều đó đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và mọi người dân cần quán triệt chủ trương của Ðảng và Nhà nước về "Xây dựng xã hội học tập, bảo đảm cho mọi công dân có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo"; đầu tư  hiệu quả cho Giáo dục và Ðào tạo, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội học tập và học tập suốt đời, phổ biến và nhân rộng các điển hình tiên tiến về tinh thần xây dựng xã hội học tập.

          Thực hiện Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020”; Công văn số 2072/SGDĐT-GDTrHTX ngày 23/9/2019 của Sở GDĐT và Công văn số 1177/GDĐT-GDTX của Phòng GDĐT Nha trang V/v Triển khai “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2019” với chủ đề: TỰ HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT.

          Tuần lễ học tập suốt đời năm nay được tổ chức rộng rãi trong cả nước từ ngày 01/10/2019 đến ngày 07/10/2019 không chỉ nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân về học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập tại địa phương mà còn đồng thời nâng cao năng lực cung ứng giáo dục ở các trường học và các thiết chế giáo dục ngoài nhà trường trong việc đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người dân, góp phần tăng cường các nguồn lực hỗ trợ tổ chức các hoạt động xây dựng xã hội học tập.

Giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Việc học không phải nhất thiết cứ phải đại học, có thể học nghề, vừa học vừa làm, học theo từng giai đoạn tín chỉ, học ở trường, học ở xã hội….

         Kính thưa quý thầy cô giáo, CB-VC và toàn thể các em học sinh thân yêu!

Trong buổi lễ phát động Tuần lễ học tập suốt đời năm 2019 này, Tôi xin chia sẻ với tất cả quí thầy cô giáo và các em học sinh một số ý tưởng sau đây:

 Như chúng ta đã biết, đất nước ngày càng phát triển, đang tiến lên theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, cần có những người có đầy đủ kiến thức khoa học kĩ thuật, văn hoá… Để tiếp xúc với cái mới. Quí thầy cô giáo, Học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người cần phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Lê-nin đã từng nhắc nhở: Học, học nữa, học mãi!. Câu nói đã trở thành một chân lí cho mọi thời đại, mọi thế hệ con người.

Vậy học là gì? Theo tôi học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là cả cuộc đời. Học là một quá trình tìm hiểu, thu nhận, tích luỹ kiến thức của thầy cô giáo, của những người đi trước truyền lại, nhằm tăng thêm hiểu biết về mọi mặt trong xã hội. Học ở đây không chỉ đến trường mới học, mà ngay từ nhỏ, khi ta còn sống trong vòng tay của bố mẹ, bố mẹ đã dạy ta học ăn, học nói, học cách cư xử trong cuộc sống. Đến tuổi đi học, chúng ta được học tập theo chương trình của từng cấp học với sự dạy dỗ tận tình của thầy, cô giáo. Bên cạnh những kiến thức học được ở trường, chúng ta còn học qua bạn bè, qua sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng.

Kiến thức nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật không ngừng phát triển, có nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần được giải quyết và tiếp thu, nếu ta không học tập thì sẽ bị lạc hậu, hơn nữa yêu cầu xã hội ngày càng cao, càng cần phải học một cách toàn diện, đầy đủ, học lí thuyết gắn với thực hành, vận dụng vào thực tiễn đời sống hàng ngày.

Những điều ta biết chỉ là giọt nước, điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thoả mãn với những gì mà mình đã có mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại, vì thế con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn, học để nâng cao năng suất lao động, học để xây dựng đất nước.

Lịch sử của nhân loại và lịch sử của dân tộc Việt Nam ta đã có những tấm gương biết nỗ lực học tập suốt đời để trở thành những con người vĩ đại, Bác Hồ là một gương sáng về học tập suốt đời, kể cả khi đã trở thành một vị lãnh tụ thiên tài.      Vì vậy, chúng ta phải xác định nhiệm vụ học tập suốt đời là rất quan trọng để từ đó có ý thức tự giác, chuyên cần, tích cực chủ động học tập. Học từ sách vở, học ngoài xã hội, học ở đồng nghiệp, học ở thầy cô, học ở bạn bè, học kiến thức khoa học tự nhiên, kiến thức khoa học xã hội, lịch sử, nhân văn, học cách sống và đạo lí làm người.

Hôm nay, hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời năm 2019, Tôi thay mặt lãnh đạo nhà trường kêu gọi toàn thể CB-VC và các em học sinh không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để trở thành người công dân tốt, có ích, góp phần làm cho đất nước và xã hội ngày càng phát triển.

Cuối cùng, kính chúc quí vị đại biểu, BC-VC và các em học sinh sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn./.

HIỆU TRƯỞNG

 

Lê Lý Hoàng Lâm

 
 Lượt truy cập
  
 Hình ảnh
  
 Tìm kiếm

  
 Tin mới
  
Bản quyền thuộc về trường THCS Nguyễn Đình Chiểu. Địa chỉ:Thôn Võ Cang - Vĩnh Trung - TP.Nha Trang
Điện thoại: (0258) 3890233 Email: c2ndchieu.nt@khanhhoa.edu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Đào Quang Khánh - Hiệu trưởng
Quản trị mạng: Nguyễn Duy Minh Đức. Thiết kế bởi CenIT