Danh mục
  

 Liên hệ web
  
 Thông báo

THÔNG BÁO VỀ VIỆC NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP CÁC NĂM HỌC

Thông báo tuyển dụng viên chức sự nghiệp giáo dục và đạo tạo năm 2023

 Văn bản số 1728/TB-UBND ngày 21 tháng 9 năm 2023

 Bảng tổng hợp chỉ tiêu tuyển dụng

THÔNG BÁO THỜI GIAN TỰU TRƯỜNG NĂM HỌC 2023-2024

Tất cả học sinh có mặt tại trường vào lúc 7h00 ngày 28/8/2023 (Thứ Hai) để tổ chức biên chế lớp học và chuẩn bị cho Lễ khai giảng năm học mới 2023-2024.

Hiệu trưởng

  
BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT – ZIKA VÀ TAY CHÂN MIỆNG

 

Thực hiện công văn số 681/UBND-YT ngày 28/9/2018 của UBND Thành phố Nha Trang về việc khẩn trương tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Zika, tay chân miệng và ra quân tổng vệ sinh, diệt lăng quăng/bọ gậy vào sáng ngày 05/10/2018. 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG BỆNH

SỐT XUẤT HUYẾT – ZIKA VÀ TAY CHÂN MIỆNG

 

Kính thưa quý thầy cô cùng toàn thể các em học sinh thân mến, xung quanh chúng ta có rất nhiều các bệnh truyền nhiễm, chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau và lây truyền sang con người cũng qua nhiều con đường khác nhau như: Bệnh Sốt xuất huyết, bệnh virut Zika và bệnh tay chân miệng.

Thực hiện công văn số 681/UBND-YT ngày 28/9/2018 của UBND Thành phố Nha Trang về việc khẩn trương tăng cường thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Zika, tay chân miệng và ra quân tổng vệ sinh, diệt lăng quăng/bọ gậy vào sáng ngày 05/10/2018. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống các dịch bệnh trong các tháng cuối năm để ngăn chặn không cho bùng phát thành dịch; hôm nay, nhà trường sẽ cung cấp thông tin cần biết về 3 căn bệnh: sốt xuất huyết, Zika và tay chân miệng nhằm giúp các thầy cô và các em học sinh hiểu rõ hơn về bệnh để phòng tránh một cách hiệu quả nhất.

 

1. Đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết và Zika: Bệnh sốt xuất huyết và bệnh do virut Zika là hai bệnh hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vacxin phòng bệnh.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, từ tháng 4 – tháng 11.

 

- Cách thức lây truyền: Virut Zika lây truyền cho người chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes mang virut ( còn gọi là muỗi vằn ). Đây cũng chính là loại muỗi trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết không lây qua tiếp xúc trực tiếp, trong khi bệnh do virút Zika còn có khả năng lây truyền qua đường tình dục,đường máu và đường mẹ truyền sang con.

- Đối tượng dễ mắc bệnh: Trẻ em từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc sốt xuất huyết nhất. Đối với virut Zika, bất kì ai sống trong vùng có muỗi Aedes đều có thể bị lây nhiễm.

- Triệu chứng: Các bệnh nhân mắc bệnh do virut Zika, sốt xuất huyết, thường có triệu chứng tương tự nhau nên dễ gây nhầm lẫn. Bệnh nhân mắc virut Zika thường có biểu hiện sốt, nổi mẩn, đau cơ, nhức đầu, đau mắt. Bệnh nhân sốt xuất huyết thường sốt cao hơn cũng như đau nhức cơ nhiều hơn, đặc biệt là có biểu hiện xuất huyết (xuất huyết dưới da, chảy máu mũi…). Hiện nay, xét nghiệm máu là phương pháp duy nhất có thể xác định chính xác đó là bệnh do virut Zika hay sốt xuất huyết.

- Độ nguy hiểm: Nếu sốt xuất huyết thường khá nguy hiểm, có thể gây nên biến chứng nặng dẫn đến tử vong thì sốt do virut Zika ít lo ngại hơn. Thông thường, người mắc bệnh do virut Zika có khả năng hồi phục hoàn toàn. Mặc dù chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào nhưng virut Zika lại được cho là ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và có liên quan đến hội chứng não nhỏ ở thai nhi.

2. Cách phòng tránh bệnh do virut Zika và bệnh sốt xuất huyết:

Để chủ động phòng chống dịch bệnh do virut Zika và bệnh sốt xuất huyết. Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau:

- Áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và lăng quăng:

+ Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem  chống muỗi đốt, thắp hương muỗi…

+ Diệt muỗi: dùng vợt điện bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; các hộ gia đình cần tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch.

+ Loại bỏ lăng quăng: đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt; thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thu dọn rác thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...  lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa thường xuyên. Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước 1 tuần/ 1 lần.

- Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc đi/đến/về từ vùng dịch do virut Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

 - Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai: Để chủ động phòng chống dịch bệnh do virut Zika, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần thực hiện một số biện pháp sau:

+ Phụ nữ có thai cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền virus Zika và khám thai định kỳ.

+ Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết.

- Khi có dấu hiệu sốt cao đột ngột cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chuẩn đoán, tư vấn, theo dõi và điều trị kịp thời.

- Để bảo vệ an toàn cho chúng ta không mắc bệnh Sốt xuất huyết cũng như bệnh Zika, ngay từ bây giờ chúng ta hãy bắt tay vào việc vệ sinh môi trường, giữ cho môi trường luôn sạch đẹp.

- Vì sức khỏe của mỗi gia đình và cộng đồng. Nhà trường kêu gọi tất cả mọi người hãy quan tâm thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh Sốt xuất huyết và Zika với phương châm:“Không có lăng quăng, không có bọ gậy, không có Sốt xuất huyết và Zika”

3. Tìm hiểu về bệnh tay, chân, miệng:

Như chúng ta đã biết trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường, bệnh tay chân miệng  có nguy cơ lây lan và bùng phát rất cao. Đặc biệt trong những cơ sở giáo dục – trường học là nơi tập trung đông người thì nguy cơ bùng phát dịch càng cao hơn. Chính vì vậy để có biện pháp phòng chống dịch tốt nhất, đảm bảo sức khỏe cho các em học sinh, thì quan trọng là chúng ta cần nắm được cơ bản biểu hiện và đường lây của bệnh tay chân miệng là gì? Cơ chế lây bệnh như thế nào? Dấu hiệu ra sao? Và cách phòng chống cũng như phải làm gì khi có biểu hiện nghi mắc bệnh tay chân miệng?

      a. Bệnh tay chân miệng là gì ?

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virut cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu hành vi vệ sinh không đảm bảo. Bệnh có quanh năm và tăng mạnh vào khoảng tháng 3-5 và tháng 9-10

      b. Những ai có thể mắc bệnh?

            Mọi người đều có thể mắc bệnh, nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là từ 1-3 tuổi, lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và mầm non. Bệnh lây mạnh nhất trong tuần đầu của bệnh.

           c. Đường lây truyền:

Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hóa, khi ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virut gây bệnh. Lây qua tiếp xúc với dịch tiết mũi họng, dịch phỏng nước bị vỡ và phân của trê bị bệnh. Lây trực tiếp khi tiếp xúc với trẻ bị bệnh hoặc gián tiếp qua các đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà, quần áo, đồ dùng học tập bị nhiễm virut.

            d. Biểu hiện của bệnh:

Thời gian ủ bệnh từ 3 -7 ngày. Bệnh biểu hiện lúc đầu sốt nhẹ 380 C, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn và tiêu chảy, sau đó nổi các phỏng nước ở tay, chân, miệng. Phỏng nước thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông, phỏng nước tồn tại vài ngày, sau đó để lại vết thâm trên da. Phỏng nước cũng xuất hiện trong miệng thường gặp ở lợi lưỡi và mặt trong của má, ban đầu là chấm đỏ sau đó thành phỏng nước và vỡ ra thành vết loét làm trẻ đau miệng, kém ăn, bỏ bú.

Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.

            e. Làm gì khi trẻ bị bênh tay chân miêng?

- Phát hiện sớm những dấu hiệu đầu tiên của bệnh để cách ly, theo dõi và báo cho cơ sở y tế để xử trí kịp thời. Khi trẻ sốt: dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không làm vỡ các nốt phỏng nước để tránh nhiễm trùng và làm lây lan bệnh.

- Không cho trẻ đến lớp học để tránh lây lan sang trẻ khác, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, mềm, dế tiêu.

- Đưa trẻ đến bệnh viện khi có các dấu hiệu sau:

+ Trẻ sốt cao> 39 0C, thở nhanh , bỏ ăn, bó bú, nôn nhiều.

+ Trẻ li bì, ngủ nhiều hoặc quấy khóc, hốt hoảng  hoặc co giật.

+ Trẻ tím tái, vã mồ hôi lạnh.

f. Để phòng bệnh mọi người cần thực hiện:

           Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

           Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

            Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

             Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

             Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Mong rằng với kiến thức của bài tuyên truyền này, các em học sinh sẽ biết cách bảo vệ mình tốt hơn trước dịch bệnh./.

                                                                                  Vĩnh Trung, ngày 06 tháng 10 năm 2018

         HIỆU TRƯỞNG                                                                            Y TẾ

 

 

 

         Lê Lý Hoàng Lâm                                                                 Đinh Thị Tuyết Mai

 
 Lượt truy cập
  
 Hình ảnh
  
 Tìm kiếm

  
 Tin mới
  
Bản quyền thuộc về trường THCS Nguyễn Đình Chiểu. Địa chỉ:Thôn Võ Cang - Vĩnh Trung - TP.Nha Trang
Điện thoại: (0258) 3890233 Email: c2ndchieu.nt@khanhhoa.edu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Đào Quang Khánh - Hiệu trưởng
Quản trị mạng: Nguyễn Duy Minh Đức. Thiết kế bởi CenIT